Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Kỹ thuật nuôi cá Tầm trong lồng

Kỹ thuật nuôi cá tầm trong lồng

I.Giới thiệu về giống cá Tầm
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài cá tầm đang được nuôi tại các trang trại nuôi thủy sản ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là cá tầm Siberi (Acipenser baerii), cá tầm beluga (Huso huso), cá tầm Nga (A. gueldenstaedtii) và cá tầm sterlet (A. ruthenus). Trong đó, đối tượng nuôi phổ biến nhất tại hầu hết các cơ sở nuôi là cá tầm Siberi. Cá tầm Trung hoa (A. sinensis) cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Việt Nam từ vài năm trước.
Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Trứng cá tầm được coi là món ăn hoàng gia rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới.

Cá Tầm được đưa về nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2006, cùng dòng cá nước lạnh, nhưng cá Tầm thích ứng ở nhiệt độ từ 22 – 250 C, ở một số vùng thấp như: Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên Quang), Cấm Sơn (Bắc Giang)… nơi có độ cao từ 80-100m so với mực nước biển cũng có thể nuôi loài cá này.

II. Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm

1. Chuẩn bị lồng nuôi

Cá tầm sống trong môi trường nước lạnh, sạch và ô xy hòa tan cao, tốt nhất trên 6 mg/lít. Nhiệt độ nước phù hợp cho sự tăng trưởng của cá tầm từ 18 – 270C. Cá tầm có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh.

- Lồng nuôi cá có thể làm bằng gỗ hoặc khung lồng HDPE có diện tích 25m2

- Hồ chứa có nguồn phong phú, độ sâu trên 4m, trong sạch, độ đục >60cm,  nhiệt độ  18-270C.

2. Chuẩn bị cá giống

- Từ 100-150gam/con thì thả với mật độ 3-5 con/m2, nếu cá giống nhỏ hơn có thể làm thêm lồng ương giống.

- Chọn những con cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật

- Cá giống phải nhập từ nơi sản xuất có uy tín

3 Quản lý và chăm sóc

3.1 Thức ăn và kỹ  thuật cho ăn

*Thức ăn:

- Thức ăn của cá tầm là các loại giun quế, cá nhỏ, tôm, tép. Ngoài ra, còn có cám công nghiệp (cám công nghiệp ngoại tốt với cá nuôi thương phẩm nhưng lại không tốt với cá bố mẹ do hàm lượng lipit quá cao).

- Thức ăn phải đảm bảo không bị ôi, mốc, nhiễm các loại nấm.

*Khẩu phần thức ăn

Bảng 2.3: Số lần cho ăn phụ  thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá.
Khối lượng thân cá
(g)
Kích thước thức ăn
(mm)
Khẩu phần thức ăn
(%)
Số lần cho ăn
(Lần/ngày)
Thời điểm cho ăn
(giờ)
5 – 12
2,5 – 3,5
4,6
6
7, 9, 11, 13, 15,17
12 – 25
2,5 – 3,5
3,4
5
7, 9, 11, 14, 17
25 -40
2,5 – 3,5
2,7
4
7, 10.30, 14.30, 17
40 – 60
5
2,2
4
7, 10.30, 14.30, 17
60 – 100
5
2,0
4
7, 10.30, 14.30, 17
100 – 150
5
1,8
3
7, 10.30, 16
150 – 200
5
1,6
3
7, 10.30, 16
Trên 200
7
1,5
3
7, 16

Phương pháp cho ăn

Cá tầm thường ăn theo đàn vì vậy từ  khi mới thả chúng ta nên tập cho cá thói quen này, nhằm kích thích khả năng bắt mồi. Bên cạnh đó chọn vị trí cho ăn hợp lý cũng rất quan trọng, nên chọn vị trí bên cạnh cống cấp nước về  phía cống thoát để cho ăn  vì trong quá  trình ăn cá cần nhiều oxy hơn (oxy để tiêu hòa thức  ăn, bắt mồi,…) và thức ăn thừa có thể  di chuyển về cống thoát. Thời gian cho ăn nên kéo dài từ 5 -10 phút để tăng khả năng sử dụng thức ăn.

Những ngày mưa to nước đục nên giảm lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn xuống còn một nửa so với bình thường (có thể ngừng cho ăn) đến khi nước trong chở lại (vì nước đục cá hầu như không bắt được mồi).

4 Phòng và trị bệnh cho cá tầm

Bà con nông dân cần vệ sinh bể nuôi ,dụng cụ nuôi thường xuyên do nguyên nhân chủ yếu cá bị bệnh là do vệ sinh

5 Thu hoạch

Kích thước cá tầm nuôi thương phẩm phụ thuộc vào yêu cầu thị trường. Không thu hoạch đồng loạt mà tiến hành thu tỉa bằng lưới, cá được vận chuyển bằng bao nilon, bao đựng nước đá và được bơm đầy oxy.


Hy vọng với việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng thuận của người dân khi tham gia mô hình nuôi cá tầm sẽ giúp người dân phát triển kinh tế và nhân rộng mô hình nuôi cá tầm trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét