Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Vì sao nên sử dụng Threonine thay thế bột cá trong thức ăn cho heo?

Threonine là một acid amin quan trọng đối với heo, và thường được bổ sung trong khẩu phần ăn của heo. Ở Mỹ, xu hướng sản xuất axit amin kết tinh ngày càng phổ biến, và các sản phẩm có chức năng giống axit amin cũng được sử dụng như là 1 dạng thức ăn trong chăn nuôi heo.
Một nhóm nhà khoa học tại Đại học Illinois (Hoa Kỳ) đang nghiên cứu 1 chất tổng hợp có chức năng tương tự như Threonine. Sự thành công của nghiên cứu này dự báo sẽ cho ra 1 chất có cùng chức năng bổ sung protein cho heo, nhưng lại rẻ hơn bột cá mà các trại heo vẫn hay sử dụng.
“Để tạo ra Threonine tổng hợp, bạn phải lên men Carbohydrate. Quá trình lên men này được diễn ra nhờ sự có mặt của 1 số loại vi khuẩn đã được nhóm nghiên cứu lựa chọn. Trong khối Carbohydrate lên men bạn sẽ thấy có những tinh thể L-Threonine, đó là cái chúng ta cần. Và chúng tôi chỉ cần lọc các tinh thể L-Threonine ra, chúng rất giàu protein”, Giáo sư Hans Stein – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết.
Giáo sư Stein cũng tiến hành các thí nghiệm so sánh hàm lượng protein của các sinh Threonine nhân tạo và của bột cá, đồng thời kiểm tra xem khi heo ăn Threonine nhân tạo vào, tỉ lệ tiêu hóa thành công protein và axit amin có gì khác biệt so với ăn bột cá hay không.
Kết quả cho thấy, Threonine nhân tạo chứa 81.8% protein thô, trong khi chỉ số này ở bột cá là 65.6%.
Tỉ lệ tiêu hóa thành công protein và axit amin khi heo ăn Theronine cũng ấn tượng không kém, khi chúng tỏ ra ưu thế hơn so với trường hợp heo ăn bột cá. Cụ thể, heo sẽ tiêu thụ được 83.5% lượng axit amin khi ăn Threonine nhân tạo, còn nếu ăn bột cá thì chỉ tiêu thụ được 72.3% hàm lượng axit amin.
Ở một thử nghiệm khác, Giáo sư Stein cũng phát hiện ra rằng Threonine nhân tạo chứa 4935 kcal/kg năng lượng tiêu hóa và 4335 kcal/kg năng lượng trao đổi, trong khi 2 chỉ số đó của bột cá là 3957 kcal/kg và 3508 kcal/kg.
Với những kết quả nghiên cứu đó, Giáo sư Stein cho rằng Threonine nhân tạo hoàn toàn có thể được sử dụng thay thế cho bột cá hoặc cho các loại thực phẩm bổ sung protein làm từ động vật khác, đặc biệt là trong giai đoạn heo cai sữa.
Nguồn: Heo Band

Xem thêm:
                       - Mua Threonine giá rẻ

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Tự Trộn Thức Ăn - Lối Thoát Cho Người Chăn Nuôi!

Không phụ thuôc đại lý TĂCN người chăn nuôi nên tự trộn thức ăn
Khi mà những công thức pha trộn thức ăn chăn nuôi không còn là bí mật, các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN vừa cung cấp vừa hướng dẫn chủ trang trại tự pha trộn thức ăn , phải chăng thời của các đại lý thức ăn chăn nuôi đã hết?
Việc tự pha trộn thức ăn không còn lạ lẫm gì ở các vựa chăn nuôi phía nam, còn ở miền bắc tuy loại hình này còn khá mới mẻ nhưng đã bắt đầu nở rộ. Với lợi thế giúp hạ giá thành chăn nuôi từ 15-20% đây sẽ là hướng đi nở rộ tại các vùng chăn nuôi trên khắp cả nước. Thậm chí tại một số nơi chính quyền  địa phương đã có chính sách hỗ trợ giúp người chăn nuôi tiếp cận hình thức này.
Người chăn nuôi tự trộn thức ăn

Nguyên nhân từ mục đích chính là giảm giá thành:

Ngoài lợi thế về giá lợn hơi phía Nam luôn nhỉnh hơn phía Bắc, sở dĩ mấy năm nay người nuôi lợn phía Nam vẫn đứng vững, trong khi người chăn nuôi phía bắc thường gặp cảnh lao đao có nguyên nhân lớn bởi họ đang phải “nuôi miệng” các các Công ty TĂCN quá nhiều khiến giá thành đội lên quá cao. Tuy nhiên hiện nay, các Công ty ty TĂCN đã bắt đầu hết thời làm mưa làm gió khi nhiều DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN đang tấn công trực tiếp và các trang trại bằng phương thức tự pha trộn.
Theo một chủ trại heo ở Bắc Ninh cho biết : hiện nay lực lượng tiếp thị, chăm sóc khách hàng của các DN nhập khẩu nguyên liệu TĂCN rất đông đảo. Họ vào tận các trang trại chào bán nguyên liệu, từ ngô, khô đậu tương, bột cá, premix, các loại acid amin: Lysine, Threonine, Tryptophan, Methionine…. không thiếu thứ gì. Thậm chí máy trộn thức ăn, quy trình pha trộn họ cũng có sẵn.
Kết quả là sau khi đã trải qua một mùa chăn nuôi với phương thức mua nguyên liệu trực tiếp  từ DN nhập khẩu để tự pha trộn thức ăn và so sánh với cách thức  mua thức ăn thành phẩm từ các đại lý các chủ trang trại nhận thấy chi phí cho thức ăn được giảm đáng kể.
Không phụ thuộc giá thức ăn vào đại lý
 “ Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang đối mặt với nhiều thách thức, đây là xu hướng rất tốt và cũng là tất yếu để các trang trại có thể hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh.” – một chủ trại nuôi nhấn mạnh.


Xem thêm: -  Mua bán Acid amin
                 
                       - Mua Lysine ở đâu tốt?



Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Sử Dụng Lysine Trong Chăn Nuôi Heo Nái Giai Đoạn Nuôi Con, Mua bán Lysine

Bổ sung Lysine cho lợn nái nuôi con bao nhiêu g/ngày và bao nhiêu % trong khẩu phần?

(Tài liệu được trích dẫn theo L. Greiner, J. Soto, J. Connor, G. Allee, J. Usry, và N. Williams, năm 2010. Tạp chí Khoa học động vật, 87 (E-Suppl. 3): trang 55.)
Lysine trong thức ăn cho heo nái
Nhu cầu Lysine của lợn nái ở mỗi giai đoạn là khác nhau. Do đó, hai thí nghiệm đã được tiến hành với 528 con lợn nái nhiều lứa (đối tượng: lợn nái 4 tuổi trở lên, 264,8 ± 32,2 kg) để xác định cần bổ sung Lysine cho lợn nái nuôi con bao nhiêu g/ngày và bao nhiêu % trong khẩu phần.

Trong thí nghiệm đầu tiên, 328 con lợn nái được phân bổ ngẫu nhiên và cho ăn tự do với  một trong năm chế độ ăn cho con bú có chứa 0,85;  0,95; 1,05; 1,15 hoặc 1,25% Lysine trong suốt thời gian cho con bú (18,8 ± 2 ngày). 

Trong thí nghiệm thứ hai, lợn nái cho ăn khẩu phần chứa 6,4;  7,31;  8,22;  9,12 và 10,3 g  lysine / kg thức ăn. 

Tất cả các chế độ ăn đều đảm bảo ít năng lượng 3,46 Mcal ME/kg. Lợn nái được cho ăn với một hệ thống cho ăn bằng máy tính để đảm bảo lượng thức ăn cho ăn tự do kể từ 72 giờ sau khi đẻ để nghiên cứu thí nghiệm 1 và đồng thời cũng hạn chế lượng thức ăn vào không vượt quá 5,5kg/ngày của thí nghiệm 2. 

Kết quả:
Trong thí nghiệm đầu tiên, ADFI trung bình của lợn nái là 7 kg mỗi ngày. Trọng lượng cơ thể lợn nái giảm đáng kể (20,8, 15,7, 17,8, 17,5, 10,4 kg, P ≤ 0,04) tương ứng với lượng lysine đưa vào trên. Tuy nhiên, hiệu suất và tăng trọng trung bình hàng ngày khác nhau  không đáng kể (P ≥ 0,1).

Trong thí nghiệm thứ hai, tổng lượng lysine là 35,2;  40,2;  45,1;  50,2  và 56,7g lysine mỗi ngày. Tăng trọng lợn nái không bị ảnh hưởng bởi lượng lysine ăn vào. Tăng trọng heo con trong lứa đẻ được cải thiện (2.18;  2.19;  2.25;  2.35  và 2.43 kg, P ≤ 0,03) với thức ăn bổ sung Lysine. Ngoài ra, tăng trọng heo con trung bình hàng ngày được cải thiện tăng tương ứng (0,228;  0,246;  0,239;  0,244 và 0,254, P ≤ 0,03). 

Kết Luận:

Thí nghiệm trên cho thấy nên cho ăn tối thiểu là 50 g Lysine mỗi ngày đối với lợn nái hoặc lượng lớn hơn có thể cải thiện hiệu suất kinh tế của heo con. Ngoài ra, việc xây dựng một chế độ ăn của lợn nái theo phần trăm (%) lysine chỉ có hiệu quả khi chúng ta kiểm soát được tổng lượng thức ăn được ăn vào ở mỗi con lợn nái. Tuy nhiên, việc kiểm soát tổng lượng thức ăn ăn vào của mỗi lợn nái có thể thay đổi trong một đàn, cho nên tốt hơn chúng ta nên xây dựng công thức bổ sung Lysine của lợn nái dựa trên gram(g) lysine mỗi ngày.
L - Lysine 98.5% feed grade, hãng Ajinomoto,Thailand bao 25kg
Công ty TNHH TM DV XNK Miền Tây chuyên nhập khẩu, cung cấp các loại Acid amin, mua bán Lysine chất lượng tốt.
Mọi chi tiết xin liên hê:

Công Ty TNHH TM DV XNK Miền Tây
737/4 CMT8, Phường 6, Q.Tân Bình, TpHCM
ĐT: (08) 39.707.666 -  FAX: (08) 39.708.666
Website: http://xnkmientay.blogspot.com/
Email: w.com@wcom.vn
Người liên hệ:   Mr.Đạt - 0972.682.505




Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Làm Sao Giảm Chi Phí Thức Ăn Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản? Phối Trộn Thức Ăn Lysine, Methionine..


Trong  chăn nuôi thuỷ sản chi  phí thức ăn thường chiếm tỉ lệ chi phí cao từ 60 -  80 % tổng chi phí  nuôi. Vì vậy, việc nghiên cứu để nâng cao chất lượng và giảm giá thành  thức ăn luôn được các nhà  sản xuất thức ăn quan tâm. Trong  chế  biến  thức ăn thủy sản, bột cá được xem là nguồn protein tốt nhất. Tuy nhiên, sản lượng bột cá ngày càng khan hiếm, giá thành ngày càng tăng, trong khi giá thành phẩm thuỷ sản thường biến động (thấp), làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của bà con nuôi trồng. Hiện nay có nhiều nghiên cứu về việc thay thế bột cá bằng các nguồn protein thực vật rẻ tiền so với bột cá. Tuy nhiên  protein thực  vật  thường  thiếu  hai  acid  amin  thiết  yếu    Methionine,  Lysine . Trên thế giới khi nghiên cứu nhu cầu acid amin thiết yếu cho động  vật  thủy sản thì 2 acid amin này thường được tập trung nghiên cứu nhiều. 

Hiện nay tại một số vùng chăn nuôi, đầm thuỷ sản bà con đã có thể tự phối trộn thức ăn cho tôm cá từ các loại phụ gia từ nhiều nhà cung cấp khác nhau nhằm giảm phụ thuộc vào các loại thức ăn sản xuất sẵn có giá thành cao nên tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả kinh tế tốt.

Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp sản phẩm acid amin sản xuất trong nước và nhập khẩu của nhiều hãng khác nhau. Trong đó có các hãng sản xuất lớn như Ajnomoto, CJ, Sumitomo,...



Công ty TNHH TMDV XNK Miền Tây chuyên nhập khẩu và cung cấp sản phẩm hãng Ajinomoto như Lysine, Methionine với giá thành rẻ chất lượng tốt để phân phối cho các đại lý thú y, bà con trại nuôi.

Xem thêm: -  Mua Lysine giá rẻ

                   - Mua Methionine chất lượng tốt
                      
                      - Mua Bán Threonine, Tryptophan




Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Mua bán Lysine, Threonine, Tryptophan, Methionine

 Là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, mua bán acid amin. Chúng tôi sẽ đem đến cho quý khách hàng lựa chọn thông minh nhất với nguồn hàng dồi dào ổn định, chất lượng cao và giá cả cạnh tranh nhất.


L_Methionine 99% feed grade, hãng CJ, sản xuất tại Malaysia


L_Threonine 98.5% feed grade, Hãng Ajinomoto, xuất xứ China

L_Tryptophan 98% feed grade, Hãng Ajinomoto, Sản xuất tại Pháp

L_Lysine 98.5% feed grade, hãng Ajinomoto sản xuất tại Thái Lan.
Quý khách hàng là nhà máy, đại lý thuốc thú y, trại nuôi có nhu cầu mua bán sản phẩm acid amin vui lòng liên hệ để được phục vụ tốt nhất.

Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Xuất Nhập Khẩu Miền Tây.
Địa chỉ: 737/4 Cách Mạng Tháng 8, Phường 6, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh
ĐT: 08.39707.666 - Fax: 08.39708.666
Website: www.wcom.vn
Người Liên Hệ: Mr.Đạt : 0972.682.505 - 098.111.8898
Email: dat.tt@wcom.vn
skype: tatdat.xnk

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

TÁC DỤNG CỦA 8 LOẠI ACID AMIN THIẾT YẾU

TÁC DỤNG CỦA 8 LOẠI ACID AMIN THIẾT YẾU
(CƠ THỂ KHÔNG TỔNG HỢP ĐƯỢC)
ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
1. PHENYLALANINE
2. LYSINE
3. LEUCINE
4. ISOLEUCINE
5. THREONINE
6. VALINE
7. TRYPTOPHAN
8. METHIONINE



1. PHENYLALANINE
Phenylalanine là một acid amin có chức năng bồi bổ cho não, tăng cường
trí nhớ, tác động trực tiếp đến não bộ. Ngoài ra, nó giúp tạo ra vitamin D
nuôi dưỡng làn da.

2. LYSINE
Nhiệm vụ quan trọng nhất của loại acid amin này là giúp khả năng hấp thụ
canxi, giúp cho xương chắc khỏe, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong
cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Ngoài ra, lysine
còn có tác dụng giúp cơ thể tạo ra chất kháng thể và điều tiết hormone
truyền tải thông tin.

3. LEUCINE
Leucine rất quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường
trong máu; nên sẽ tốt cho bệnh nhân mắc chứng “hyperglycemia”,
hoặc những người mong muốn đốt cháy chất béo nhanh chóng.
Hơn nữa, loại acid amin này còn có chức năng duy trì lượng hormone
tăng trưởng để thúc đẩy quá trình phát triển mô cơ.

4. ISOLEUCINE
Loại acid này đóng vai trò sống còn trong quá trình phục hồi sức
khỏe sau quãng thời gian luyện tập thể dục thể thao. Đồng thời nó
giúp điều tiết lượng đường glucose trong máu, hỗ trợ quá trình hình
thành hemoglobin và đông máu.

5. THREONINE
Chức năng chính của threonine là hỗ trợ hình thành collagen và elastin
– hai chất liên kết các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, nó rất tốt cho
hoạt động gan, tăng cường hệ miễn dịch và thúc đẩy cơ thể hấp thụ
mạnh các dưỡng chất.

6. VALINE
Loại acid amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới,
đồng thời giúp cân bằng nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn phân hủy
đường glucose có trong cơ thể.

7. TRYPTOPHAN
Tryptophan có hai chức năng quan trọng, một là được gan chuyển
hóa thành niacin (vitamin B3), hai là cung cấp tiền chất của serotonin,
một chất dẫn truyền thần kinh giúp cơ thể điều hòa sự ngon miệng,
giấc ngủ và tâm trạng.

8. METHIONINE
Methionine là acid amin chứa lưu huỳnh có tác dụng bảo vệ đặc hiệu
tế bào gan, ngoài ra nó còn có tác dụng chống nhiễm độc. Methionine còn
được dùng như một yếu tố ngăn ngừa tế bào gan thoái hóa mỡ.


Mua bán lysine chất lượng tôt, mua lysine giá rẻ

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ XNK Miền Tây  chuyên cung cấp Lysine (Ajinomoto-Thái)  nhập khẩu trực tiếp chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất.
Bạn đang tìm mua lysine làm nguyên liệu bổ sung trong thức ăn cho vật nuôi, thuỷ sản.
Bạn không biết mua lysine ở đâu chính hãng chất lượng tốt nhất, giá rẻ nhất.
Tên Sản Phẩm: L_Lysine 98,5% dạng nguyên liệu
Mô Tả Sản Phẩm:
- Là một loại amino acid, có bột màu nâu hoặc nâu sáng, có mùi đặc trưng và dễ hòa tan trong nước.
Công Dụng Sản Phẩm:
- Thúc đẩy quá trình sinh trưởng của vật nuôi, thủy sản
- Là một acid amin không thay thế cần thiết cho sự sinh trưởng, chống strees cho vật nuôi
- Kết hợp với acid amin DL-Methionine giúp thay thế nguồn protein có nguồn gốc động vật như bột thịt, bột cá bằng nguồn protein thực vật nhằm hạ giá thành sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà hiệu quả vẫn đạt được
- Tăng cường dinh dưỡng trong thức ăn
Liều Dùng:
- Sử Dụng Từ 0.6 - 0.9% L - Lysin tối thiểu
Ứng dụng: Dùng trong chăn nuôi
Đóng gói bao bì:
- Sản phẩm được đóng trong bao giấy 3 lớp lót trong là túi nilon
- Mỗi bao 25 kg
Xuất xứ:  Ajinomoto,  Thai Land
Bảo quản: Để nơi khô ráo thoáng mát
Ngoài ra chúng tôi còn nhập khẩu và cung cấp nhiều mặt hàng chuyên dùng khác như:
 Threonine,  Tryptophan, Methionine   ,………
Mua lysine trực tiếp từ công ty chúng tôi, quý khách hàng luôn được phục vụ chu đáo nhất, chất lượng đảm bảo, giá cả thấp nhất vì không qua đại lý., quý đại lý và trại nuôi có thể mua với số lượng ít.
 Rất mong được hợp tác với Quý Công ty, Đại lý, Trại nuôi trên toàn quốc!
Mọi chi tiết sản phẩm vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ XNK Miền Tây
Đ/C: 737/4 Đường CMT8, Phường 6, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
Mr.Đạt  0972.682.505 – 08.39.707.666  Ext: 152    skype:  tatdat.xnk
Email: dat.tt@wcom.vn 

Nên dùng L_Methionine hay DL_Methionine

Methionine là một trong những acid amin (AA) thiết yếu được bổ sung vào thức ăn chăn nuôi để giúp đạt năng suất vật nuôi tối ưu.
Methionine là acid amin hạn chế thứ nhất đối với gia cầm, thuỷ sản, và là AA hạn chế thứ nhì trên heo.
Methionine và cysteine là các AA chứa lưu huỳnh (S) giúp tạo thịt.
Các acid amin trong thiên nhiên đều ở dạng L- . Đồng phân dạng L- là dạng tự nhiên của methionine.
Qúa trình tổng hợp Protein đòi hỏi Methionine phải được chuyển hoá thành đồng phân dạng L.


CJ L-MET 100 : Gồm hoàn toàn dạng L-METHIONINE có hoạt tính sinh học và là sản phẩm L-METHIONINE duy nhất cho ngành thức ăn chăn nuôi sử dụng.
Sử dụng Đồng phân dạng L vật nuôi sẽ hấp thụ tốt hơn, tránh tiêu hao năng lượng.


Sử dụng L_Met100 hiệu quả hơn DL_Met rất nhiều.

Nhiều thử nghiệm đã được tiến hành tại các cơ sở nghiêm cứu trên thế giới cho thấy CJ L-MET 100 có độ hữu dụng sinh học tương đối cao hơn ít nhất là 10% so với DL_Met ( 1 đơn vị L_Met ít nhất bằng 1,1 đơn vị DL_Met)

Kết luận: Để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi. thuỷ sản nên sử dụng L_Met100 sẽ hiệu quả hơn so với DL_Methionine do vật nuôi không lãng phí năng lượng để chuyển hoá đồng phân dạng D sang dạng L.

L_Methionine (L_Met100) do CJ sản xuất có xuất xứ Malaysia được công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ XNK Miền Tây nhập khẩu trực tiếp phân phối cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các đại lý thuốc thú y và các trại chăn nuôi gia súc, thuỷ sản trên toàn quốc.

Quý khách hàng là trại nuôi vui lòng liên hệ: 0972.682.505 gặp Mr.Đạt để biết thêm thông tin và được tư vấn chi tiết




Tầm quan trọng của Tryptophan

Tryptophan  là amino acid thiết yếu đầu tiên trong các thành phần thức ăn như bắp, thịt, bột thịt, bột cá và nó được xem như là amino acid có hàm lượng hạn chế xếp thứ 4 trong chế độ dinh dưỡng của heo dựa trên ngũ cốc. Vì thế, nhu cầu về Tryptophan thường hay bị bỏ quên vì chi phí cho 1 đơn vị L_Tryptophan cao hơn so với các amino acid khác. Tuy nhiên, bổ sung Tryptophan là yếu tố quan trọng trong quá trình tăng trưởng của heo. Tryptophan đóng vai trò là chìa khóa trong việc điều chỉnh sự ngon miệng và lượng thức ăn tiêu thụ của heo bằng hoạt động tổng hợp các tiền tố tạo nơ-ron dẫn truyền serotonin (5-HydroxyTryptamine - 5-HT).

 Các Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nếu trong thức ăn tỉ lệ Tryptophan: Lysine (Trp: Lys)  là 22% thì sẽ đạt hiệu suất tối ưu hóa cho heo con. Mức tăng trọng cao và có hiệu quả từ sự kết hợp hàm lượng các amino,cải thiện chế độ ăn uống, cân bằng axit amin à tổng hợp protein lý tưởng.

Tryptophan cũng có tác dụng tích cực đến lượng thức ăn tiêu thụ cho heo con giai đoạn cai sữa. Vì ngay sau khi cai sữa là thời điểm mà lượng thức ăn tiêu thụ thường giảm. Nếu bổ sung hàm lượng Tryptophan cao sẽ giúp giảm stress cho vật nuôi,kích thích thèm ăn, tăng khả năng hấp thụ thức ăn và trung bình tăng trọng ngày sẽ cao hơn.

Tryptophan hữu dụng trong điều kiện chuồng trại vệ sinh kém:
 Sự biến dưỡng của Tryptophan thông qua con đường Kynurenine (Kyrnurenine là một amino acid thơm, đây chính là chất trung gian trong quá trình biến dưỡng Tryptophan)  gia tăng khi cơ thể bị nhiễm trùng hay bị viêm.. Các điều kiện vệ sinh kém làm giảm biến dưỡng Tryptophan, nên lượng Tryptophan hữu dụng cho sự tăng trưởng và các chức năng biến dưỡng khác giảm. Vì vậy càng cần thiết phải bổ sung Tryptophan trong thức ăn.



 Kết luận:  Khi cung cấp thức ăn cho heo, quan trọng nhất là phải đáp ứng được nhu cầu về sinh dưỡng, có như vậy mới phát huy hết được tiềm năng di truyền của vật nuôi và đảm bảo lợi nhuận ròng sẽ đạt mức tốt nhất. Việc bổ sung các amino acid thiết yếu như  L_Lysine, DL_Methionine, L_Threonine và L_Tryptophan sẽ giúp đáp ứng các nhu cầu của vật nuôi dễ dàng chính xác hơn cũng như giảm được chi phí thức ăn. Mặc dù Tryptophan là amino acid thiết yếu thứ 4, nhưng nó đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong giai đoạn heo con cai sữa. Dựa trên những tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ SID Tryptophan:Lysine hiệu quả cho năng suất tăng trưởng được ước lượng khoảng 22%.

Kỹ thuật nuôi cá Tầm trong lồng

Kỹ thuật nuôi cá tầm trong lồng

I.Giới thiệu về giống cá Tầm
Hiện nay ở Việt Nam có 4 loài cá tầm đang được nuôi tại các trang trại nuôi thủy sản ở các khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên là cá tầm Siberi (Acipenser baerii), cá tầm beluga (Huso huso), cá tầm Nga (A. gueldenstaedtii) và cá tầm sterlet (A. ruthenus). Trong đó, đối tượng nuôi phổ biến nhất tại hầu hết các cơ sở nuôi là cá tầm Siberi. Cá tầm Trung hoa (A. sinensis) cũng được đưa vào nuôi thử nghiệm tại Việt Nam từ vài năm trước.
Cá Tầm là loại cá xương sụn, toàn bộ hệ thống xương của cá cũng như đầu cá đều cấu tạo từ sụn, thịt cá tầm trắng, dai, có vị béo ngậy, thành phần dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ. Trứng cá tầm được coi là món ăn hoàng gia rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới.

Cá Tầm được đưa về nuôi thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2006, cùng dòng cá nước lạnh, nhưng cá Tầm thích ứng ở nhiệt độ từ 22 – 250 C, ở một số vùng thấp như: Đại Từ, Võ Nhai (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Kạn), Na Hang (Tuyên Quang), Cấm Sơn (Bắc Giang)… nơi có độ cao từ 80-100m so với mực nước biển cũng có thể nuôi loài cá này.

II. Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tầm

1. Chuẩn bị lồng nuôi

Cá tầm sống trong môi trường nước lạnh, sạch và ô xy hòa tan cao, tốt nhất trên 6 mg/lít. Nhiệt độ nước phù hợp cho sự tăng trưởng của cá tầm từ 18 – 270C. Cá tầm có thể sống được khi nhiệt độ cao hơn, nhưng khả năng tăng trưởng kém, nếu nhiệt độ cao kéo dài có thể gây chết hoặc phát triển dịch bệnh.

- Lồng nuôi cá có thể làm bằng gỗ hoặc khung lồng HDPE có diện tích 25m2

- Hồ chứa có nguồn phong phú, độ sâu trên 4m, trong sạch, độ đục >60cm,  nhiệt độ  18-270C.

2. Chuẩn bị cá giống

- Từ 100-150gam/con thì thả với mật độ 3-5 con/m2, nếu cá giống nhỏ hơn có thể làm thêm lồng ương giống.

- Chọn những con cá giống khỏe mạnh, không bệnh tật

- Cá giống phải nhập từ nơi sản xuất có uy tín

3 Quản lý và chăm sóc

3.1 Thức ăn và kỹ  thuật cho ăn

*Thức ăn:

- Thức ăn của cá tầm là các loại giun quế, cá nhỏ, tôm, tép. Ngoài ra, còn có cám công nghiệp (cám công nghiệp ngoại tốt với cá nuôi thương phẩm nhưng lại không tốt với cá bố mẹ do hàm lượng lipit quá cao).

- Thức ăn phải đảm bảo không bị ôi, mốc, nhiễm các loại nấm.

*Khẩu phần thức ăn

Bảng 2.3: Số lần cho ăn phụ  thuộc vào từng giai đoạn phát triển của cá.
Khối lượng thân cá
(g)
Kích thước thức ăn
(mm)
Khẩu phần thức ăn
(%)
Số lần cho ăn
(Lần/ngày)
Thời điểm cho ăn
(giờ)
5 – 12
2,5 – 3,5
4,6
6
7, 9, 11, 13, 15,17
12 – 25
2,5 – 3,5
3,4
5
7, 9, 11, 14, 17
25 -40
2,5 – 3,5
2,7
4
7, 10.30, 14.30, 17
40 – 60
5
2,2
4
7, 10.30, 14.30, 17
60 – 100
5
2,0
4
7, 10.30, 14.30, 17
100 – 150
5
1,8
3
7, 10.30, 16
150 – 200
5
1,6
3
7, 10.30, 16
Trên 200
7
1,5
3
7, 16

Phương pháp cho ăn

Cá tầm thường ăn theo đàn vì vậy từ  khi mới thả chúng ta nên tập cho cá thói quen này, nhằm kích thích khả năng bắt mồi. Bên cạnh đó chọn vị trí cho ăn hợp lý cũng rất quan trọng, nên chọn vị trí bên cạnh cống cấp nước về  phía cống thoát để cho ăn  vì trong quá  trình ăn cá cần nhiều oxy hơn (oxy để tiêu hòa thức  ăn, bắt mồi,…) và thức ăn thừa có thể  di chuyển về cống thoát. Thời gian cho ăn nên kéo dài từ 5 -10 phút để tăng khả năng sử dụng thức ăn.

Những ngày mưa to nước đục nên giảm lượng thức ăn của mỗi lần cho ăn xuống còn một nửa so với bình thường (có thể ngừng cho ăn) đến khi nước trong chở lại (vì nước đục cá hầu như không bắt được mồi).

4 Phòng và trị bệnh cho cá tầm

Bà con nông dân cần vệ sinh bể nuôi ,dụng cụ nuôi thường xuyên do nguyên nhân chủ yếu cá bị bệnh là do vệ sinh

5 Thu hoạch

Kích thước cá tầm nuôi thương phẩm phụ thuộc vào yêu cầu thị trường. Không thu hoạch đồng loạt mà tiến hành thu tỉa bằng lưới, cá được vận chuyển bằng bao nilon, bao đựng nước đá và được bơm đầy oxy.


Hy vọng với việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng thuận của người dân khi tham gia mô hình nuôi cá tầm sẽ giúp người dân phát triển kinh tế và nhân rộng mô hình nuôi cá tầm trong tương lai.