Chăn nuôi gà cũng như chăn nuôi gia cầm, gia súc nói chung khi đã
chọn được con giống tốt thì yếu tố cơ bản đảm bảo đạt năng suất cao và chăn nuôi có hiệu quả là thức ăn bởi vì chiếm đến 65-70% giá thành thịt, trứng. Hai yếu tố giống và thức ăn gắn chặt với nhau, khi có con giống tốt đồng thời phải cho ăn đủ số lượng và chất lượng thức ăn thì gà mới mau lớn, đẻ nhiều. Năng lượng và axit amin trong thức ăn gia cầm: Nguồn nguyên liệu, sự cân đối và tỷ lệ dùng trong thức ăn gà thịt thương phẩm (broiler). Vậy năng lượng và axit amin trong thức ăn gia cầm: Nguồn nguyên liệu, sự cân đối và tỷ lệ dùng trong thức ăn gà thịt thương phẩm (broiler) như thế nào?
I. Nguyên liệu thức ăn
Nguyên liệu thức ăn gà gồm các loại từ nguồn gốc thực vật, động vật, men vi sinh vật, enzym, các loại tổng hợp axit min: Lysine, Threonine, Tryptophan, Methionine..., vitamin, thuốc kích thích
tăng trọng, kháng sinh đường ruột, các chất chống oxy hoá, chống nấm mốc, chất tạo màu vàng da, thịt, độ đậm lòng đỏ.
1. Nguyên liệu thức ăn từ nguồn gốc thực vật gồm nhóm giàu năng
lượng (hydrat cacbon) và nhóm giàu protein
a) Thức ăn thực vật nhiều bột đường là thành phần chủ yếu chiếm tỷ lệ lớn trong thức ăn hỗn hợp gà, thường 50-60%. Loại nguyên liệu này có nhiều hydrat cacbon, glucid, gồm có thóc, ngô, cám, cao lương, kê, mỹ, khoai sắn v.v...
+ Cám gạo: là sản phẩm phụ của xay xát thóc, có loại cám lụa là sản phẩm của xát gạo. Nước ta nguồn cám xay xát thóc gạo rất lớn và nguồn nguyên liệu thức ăn tốt có đến gần 9% protein tiêu hoá, 6,5% lipid, cao hơn ngô.
Trong cám gạo nhiều axit min, lysine, albumin cao hơn trong gạo. Cám nhiều vitamin nhóm B, vitamin E, nhiều chất khoáng. Cám tốt màu nâu sáng, hơi nhớt vì có dầu, ít bay bụi, cám lụa màu trắng, cám có mùi thơm ngon. Một điều cần chú ý là trong dầu cám có men lipaza làm phân giải axit béo không no, làm hỏng mỡ, gây mùi khét, ôi, vị đắng khi cám để lâu trong không khí ẩm, nhiệt độ cao. Vì thế cám không dự trữ quá 15 ngày, nếu ép dầu lấy khô thì có thể để lâu hơn nhưng đều phải được bảo quản trong khô thoáng, nhiệt độ, ẩm độ đều thấp. Tỷ lệ cám trong thức ăn gà con 5-10%, gà broiler 20 - 25%. Cám ép có protein cao trên 15%, thơm, gà thích ăn nhưng tỷ lệ xơ cao, năng lượng thấp nên cho vào thức ăn gà các loại không quá 15 -20%.
+ Ngô: Ngô là thức ăn cơ sở của gà, được coi là một trong những thức ăn quan trọng nhất cho gia cầm. Ngô là loại thức ăn giầu năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng. Tùy loại gà mà khẩu phần thức ăn có tỷ lệ ngô 50-70% (Liên hiệp gia cầm Việt Nam). Ngô có năng lượng cao nhất trong các loại ngũ cốc: 3300-3450 Kcal/kg, thường dùng ngô điều chỉnh mức năng lượng trong thức ăn hỗn hợp. Ngô có 8-10% protein thô, 2% xơ, 4,5% lipid, 0,1 % canxi, 0,3 % phospho tổng số. Ngô vàng nhiều caroten (tiền vitamin A) làm lòng đỏ trứng vàng, da vàng, thịt ngon. Ngô dễ tiêu hoá đến 85-90%, thơm ngon, gà thích ăn.
Cần lưu ý là hàm lượng axit min không thay thế ở ngô thấp, nhất là lyzin chỉ 3% so với protein của ngô, nghèo khoáng cho nên phải bổ sung cân đối lyzin, khoáng trong khẩu phần. Đặc biệt là ngô giàu bột đường, mỡ cao nên nấm mốc dễ xâm nhập khi độ ẩm quá 15%. Khi có nhiều hạt đầu đen là đã nhiễm mốc chứa độc tố aflatoxin gây ngộ độc làm gà con chết hàng loạt, gà mái giảm đẻ, tuyệt đối không cho gà ăn ngô mốc. Chọn ngày nắng ấm để thu hoạch ngô và phơi ngay, nếu gặp trời râm, mưa phải sấy cho khô có độ ẩm dưới 13%. Các nhà máy sản xuất thức ăn của ta hoặc của nước ngoài có lượng ngô dự trữ lớn từ nguồn thu mua trong nước hoặc nhập ngoại đều qua hệ thống sấy cho ngô có độ khô chuẩn rồi dự trữ vào các cilô hàng nghìn tấn hoặc các kho thông thoáng đảm bảo chất lượng ngô tốt.
+ Kê, cao lương trồng ở các vùng trung du, miền núi có sản lượng chưa lớn, các nông hộ đã dùng làm thức ăn hạt cho gà ăn thêm. Kê, cao lương là loại thức ăn có năng lượng tương đối cao (sau ngô) 2670-3100 Kcal/kg, prolein thô 9-10%, lipid 2,5-3%, xơ 2,2-3,3% (bỏ vỏ). Thức ăn gà có thể trộn 35 - 40% kê hoặc cao lương, có mùi vị thơm, gà thích ăn. Kê, cao lương thu hoạch xong phơi khô, bảo quản dự trữ nơi khô ráo, đựng trong các bồ, cót cao khỏi nền kho 40-50 cầm như bảo quản thóc.
+ Khoai lang: Có nhiều giống, củ màu trắng, màu đỏ, màu nghệ, khoai tàu
bay... có tỷ lệ chất khô cao 30-40%. Thành phần dinh dưỡng củ khoai vỏ đđỏvà vỏ trắng có dẫn xuất không protein tương ứng là 73,3 và 76, 1 %, năng lượng trao đổi 2643 và 2793 Kcal/kg, protein 2,5 và 2,2, lipid 0,7 và 2,0%, xơ 2,7 và 2,6%. Diện tích khoai lang ở các vùng màu khá lớn. Vụ thu hoạch củ được thái mỏng phơi khô dự trữ. Phần lớn khoai làm thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm, hoặc cho ăn tươi nấu chín với các loại rau bèo khác. Cho gà ăn khoai nấu chín, hoặc băm nhỏ khoai tươi, giã nhỏ khoai khô cho ăn.
+ Sắn: Trồng nhiều ở các tỉnh miền núi, trung du. Có năng suất củ 15-17 tấn/ha. Giống sắn nhập ngoại đất tốt có thể đạt trên 30 tấn/ha. Củ sắn có nhiều chất dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là tinh bột. ở nước ta có nhiều giống sắn: Sắn xanh, sắn trắng vỏ, sắn nghệ, sắn cà lồ, gòn Bình Dương, gòn Phù Cát, Bình Định, mỹ cọng đỏ, mỹ bảy chia. . . là nhiều giống cho nhiều củ, bột trắng.
Thành phần dinh dưỡng của bột lá sắn khô và củ bóc vỏ khô có: Dẫn xuất không protein tương ứng là 41,8 và 80,5%, năng lượng trao đổi 2139 và 2947 Kcal/kg, protein 16,6 và 1,6%, khoáng toàn phần 7,3 và 1,8%, xơ 14,3 và 2,6%. Các giống sắn của ta có tỷ lệ tinh bột rất cao, loại sắn vỏ vàng có 34,2% tinh bột các hơn giống sắn nước ngoài. Củ sắn bảo quản tươi khó khăn vì mau chảy nhựa, thường là thái lát mỏng, rửa sạch cho trắng bằng nước trong, rồi ngâm ngập trong nước 24 giờ, vớt lên rửa sạch, để ráo nước, trải mỏng đều trên nong, nia, cót phơi nắng, có nắng to độ 3-4 nắng là khô dòn.
Sắn có chứa axit cyanhydric (HCN) gây độc cho người và động vật, nhưng hàm lượng HCN ở loại sắn đắng cao hơn giống sắn ngọt. Để khử độc phảidùng nhiệt bằng cách đem luộc bóp nhừ hoặc nấu với các loại rau củ khác cho gà ăn. Sắn lát phơi khô do nắng đã khử làm giảm lượng HCN độc, khi đem nghiền trộn thức ăn hỗn hợp lại một lần chế biến, tỷ lệ bột sắn vào thức ăn 5-20% tuỳ loại gà nên nuôi gà tốt. Bột lá sắn khô có thể thay bột cỏ Medicago để nuôi gà con (Viện Chăn nuôi), nếu dùng lá sắn tươi phải nấu chín (mở vung) để khử HCN gây độc.
b) Thức ăn thực vật giàu protein là các loại đậu, lạc có giá trị sinh học cao
+ Đỗ tương: Có tỷ lệ protein cao, trong hạt 36-39%, trong khô dầu 44-47%; trong hạt tỷ lệ dầu 14%, trong khô dầu 1,1-2%. Có tỷ lệ dầu cao nên hạt có năng lượng trao đổi cao 3380-3400 Kcal/kg, trong khô dầu 2250-2850 Kcal/kg. Đỗ tương có tỷ lệ lyzin cao 2,9-3%.
Đỗ tương, khô đỗ tương là nguồn protein thực vật chủ yếu trong khẩu phần thức ăn gà. Dầu đỗ tương bổ sung tăng năng lượng cho thức ăn gà broiler.
Trong thức ăn hỗn hợp gà con, gà broiler tỷ lệ đỗ tương rang 15-20%, hoặc khô đỗ tương 30-35%.
Cần lưu ý đỗ tương cũng như một số loại hạt họ đậu có chất độc axit
cyanhydric (HCN) ảnh hưởng đến thần kinh, còn có chất kháng men tiêu hoá protein. Do đó, hạt đỗ tương là phải rang lên, hoặc ép dầu và dùng nhiệt khử độc. Nước ta nguồn đỗ tương không nhiều, các công ty, xí nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hàng năm nhập số lượng lớn đỗ tương của Mỹ, Ấn Độ...+ Lạc: Nhiều vùng đất màu ở nước ta có diện tích trồng lạc khá lớn. Hạt ép lấy dầu, còn khô lạc là nguồn protein thực vật tốt cho gia súc, gia cầm, khô lạc vỏ ép cả phần vỏ thường nuôi lợn, hoặc cho trâu bò ăn, bón ruộng. Khô lạc nhân có tỷ lệ protein 45-46%, lipid 6-7% (nếu ép thủ công dầu còn 11 - 12%), xơ 4-5%, năng lượng cao 2900-3000 Kcal/kg. Tỷ lệ pha trộn khô lạc
nhân 25-35% vào thức ăn còn khô lạc cả vỏ cho gà lớn ăn với tỷ lệ thấp vì nhiều xơ.
Khô lạc dễ bị mốc sản sinh độc tố aflatoxin, bị ôi, dễ bị oxy hoá, rất độc cho gà làm chết gà con hàng loạt, gà lớn giảm đẻ, trứng không nở nhiều, chết phôi cao. Kho dự trữ phải cao ráo, thoáng, lạc phơi thật khô, còn 9-10% ẩm, ép cho kiệt dầu mới có thể bảo quản dự trữ được tốt.
+ Khô dầu hạt bông có tỷ lệ dinh dưỡng cao hơn các loại hạt ngũ cốc. Khô dầu hạt bông bỏ vỏ có protein thô 37-38%, lipid 8,9%, xơ 9%, năng lượng trao đổi 2539 Kcal/kg, phospho 1,13%, lizin 1,6%, methionin 0,6%. Tỷ lệ khô dầu bông trong thức ăn thường chỉ 15-20% vì xơ cao, năng lượng thấp.
+ Khô cám ép: Cám gạo ép lấy : dầu, còn khô cho chăn nuôi. Trong khô cám tỷ lệ protein 15%, mỡ 11%, xơ 11,6%, phospho 1,3%, năng lượng 2343 Kcal/kg. Thường dùng cho gà lớn, gà đẻ ăn (vì xơ cao, năng lượng thấp) chỉ 10-12%.
2. Nguyên liệu thức ăn từ nguồn gốc động vật giàu protein
a. Bột cá
Là nguồn cung cấp đạm động vật quan trọng sau đậu tương. Có 2
cách phân loại bột cá:
- Theo tỷ lệ protein có trong bột cá:
+ Bột cá tốt: chứa protein trên 60%
+ Bột cá trung bình: chứa protein từ 50-60%
+ Bột cá kém: chứa protein dưới 50%
Trong chăn nuôi gia cầm , người ta thường sử dụng bột cá từ trung
bình trở lên.
- Theo tỷ lệ muối: người ta chia bột cá ra làm 3 loại:
+ Bột cá mặn
+ Bột cá lợ
+ Bột cá nhạtBột cá nhạt có tỷ lệ muối < 5%. Trong thức ăn gia cầm, người ta chỉ sử dụng bột cá nhạt vì gia cầm rất mẫn cảm với tỷ lệ muối cao trong khẩu phần ăn.
b. Bột thịt và bột thịt xương
Bột thịt được sản xuất từ các sản phẩm được chế từ thịt bằng cách
sấy khô lên và nếu có cả xương thì được gọi là bột thịt xương. Hàm lượng protein biến động từ 30 đến 55% tùy theo bột thịt hay bột thịt xương. Bột thịt xương tuy protein khong cao lắm nhưng là nguồn cung cấp canxi (71%) và photpho dễ tiêu (3,8-5,0) rất tốt.
Hiện nay xu hướng các nước châu Âu hạn chế hoặc ngừng hẳn việc sử dụng bột thịt hoặc bột thịt xương trong khẩu phần ăn động vật. Vì phải xử lý nhiệt kỹ thì tránh các mầm bệnh còn hiện diện.
c. Bột đầu tôm
Không được sử dung nhiều trong khẩu phần thức ăn hỗn hợp do có
hàm lượng khoáng tổng số cao dần tới rất khó cân đối trong khẩu phần. Khi tính toán bột đầu tôm vào công thức thức ăn cho gia cầm cần hiệu chỉnh lượng protein hữu dụnh chỉ bằng khoảng 60% so với protein tổng số. Có 2 loại bột đầu tôm, loại có nhiều vỏ và loại có nhiều thịt. Tỷ lệ sử dụng bột đầu tôm trong khẩu phần gia cầm không nên quá 4%.
d. Bột máu
Được sản xuất từ máu lấy ở lò sát sinh. Bột máu có chứa dến 80% protein thô, giàu lysine, nhưng rất thiếu isoleusine. Khả năng tiêu hóa cũng thấp do protein và axit amin đã bị hủy hoại một phần trong quá trình xử lý nhiệt.
Trong khẩu phần không nên dùng quá 5% bột máu vì bột máu mất cân đối axit amin và hơn nữa bột huyết cũng dễ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản thức ăn.
e. Bột lông vũ
Bột lông vũ có thành phần chủ yếu là protein nên hàm lượng protein thô có thể đạt đến 80-85% nhưng protein trong bột lông vũ chủ yếu là keratin, có độ tiêu hóa thấp, nhất là lông vũ chưa xử lý hầu như không thể tiêu hóa được. Các nhà khoa học khoa học khuyến cáo không nên dùng tỷ lệ cao bột lông vũ trong khẩu phần ăn của gia cầm.
II. Thành phần dinh dưỡng một số nguyên liệu thức ăn
Nguyên liệu chế biến thức ăn có rất nhiều loại từ nguồn thực vật, động vật, men . . . có tỷ lệ thành phần dinh dưỡng khác nhau. Thành phần dinh dưỡngcác loại nguyên liệu thức ăn từ nguồn thực vật có sự sai khác nhiều ít phú thuộc vào tính chất thổ nhưỡng từng vùng, mùa vụ trong năm, thời kỳ thu hoạch cho từng loại.cây màu, công nghệ chế biến, quá trình bảo quản dự trữ.
Thức ăn động vật như bột cá, bột thịt, bột thịt xương thì tỷ lệ dinh dưỡng phụ thuộc vào nguyên liệu chế biến như cá sống, cá biển, cá tạp, cá ngon, thịt bò, cừu, nhiều thịt hãy nhiều xương v.v...
Nguồn: page: Hội thảo chăn nuôi - thú y